Seo Onpage là quá trình tối ưu website một cách chuẩn Seo nhất đối với bộ máy tìm kiếm Search Engine đòi hỏi người làm SEO phải hiểu biết về cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm. Từ đó đưa ra được quá trình xây dựng nền tảng của website cần Onpage và Seo lên Top công cụ tìm kiếm. Như các bạn đã biết Onpage chính là nền tảng cơ bản để google hiểu được website của bạn dễ dàng hơn. Giúp google Craw dữ liệu được nhanh hơn và từ đó sẽ được google đánh giá cao trong bảng xếp hạng từ khóa.

Dưới đây là danh sách các tiêu chí đánh giá Onpage của website mà Seo Ngọc Thắng tổng hợp. Các tiêu chí đánh giá được chúng tôi áp dụng vào các dự án Seo của đơn vị mình.

1. Tối ưu tiêu đề bài viết

Thẻ tiêu đề (meta title tag) là một câu ngắn bao trọn nội dung của website/bài viết của bạn. Là dòng chữ to nhất trên kết quả tìm kiếm mà người dùng sẽ thấy khi tìm từ khóa nào đó trên Google.

– Từ khoá mục tiêu nằm ở đầu tiêu đề

– Sử dụng những tiền tố hoặc hậu tố của từ khoá phụ thêm vào tiêu đề.

– Độ dài vừa phải dưới 55 kí tự

– Tiêu đề phải là duy nhất cho mỗi trang, không sao chép chúng.

Ngoài việc được tối ưu hóa cho Google, tiêu đề nên hấp dẫn. Bởi vì nó cũng phụ thuộc vào việc khách truy cập quyết định click vào trang web của mọi người thay vì những kết quả khác.

Nếu bạn đang thắc mắc làm sao để có được tiêu đề bài viết hấp dẫn thu hút người dùng, bạn có thể xem chi tiết các kỹ thuật tại bài viết: cách viết tiêu đề hấp dẫn

2. Tối ưu URL cho bài viết

Đường dẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong SEO, thực tế hiện tại chủ yếu là tối ưu cho Google. Nhưng ngày càng có nhiều người dùng cũng xem xét các URL để đưa ra quyết định truy cập. Nếu một địa chỉ có vẻ “đáng ngờ”, hoặc không mô tả đầy đủ những gì được đề cập trong tiêu đề, có thể người dùng sẽ bỏ qua. Các lưu ý để tối ưu URL cho bài viết như sau:

– URL nên ngắn gọn, làm rõ được nội dung bài viết

– URL chứa từ khóa Seo chính xác.

– Không bao gồm các kí tự như : ?id=… , …

– Tách từ hoặc cụm từ khóa của bạn bằng dấu gạch ngang, không nên viết liền nhau

– Nên tránh sử dụng ngày tháng hoặc số trong URL ( nếu nó lỗi thời vì bài viết cũ người dùng sẽ không muốn đọc).

3. Tối Ưu Meta Description

Người dùng xem Meta Description như là tóm tắt trang của mọi người. Vì vậy khi triển khai viết miêu tả cho bài viết mọi người nên cố gắng làm cho nó hấp dẫn và mời họ ghé thăm.

– Từ khoá mục tiêu nằm ở đầu mô tả

– Từ khoá mục tiêu lặp lại 2 lần trong đoạn mô tả, lưu ý nên tinh tế thêm những từ phụ vào

– Viết mô tả thực tế tóm tắt những gì khách truy cập sẽ thực sự tìm thấy khi họ truy cập.

– Nếu Google không hiển thị mô tả của mọi người đã viết, hãy thay đổi nó dựa trên những gì Google đã chọn và index .

– Độ dài không quá 155 kí tự.

– Nên bao gồm một lời kêu gọi hành động (CTA) , để khuyến khích người dùng truy cập.

– Không sao chép mô tả Meta của bạn, sử dụng mô tả Meta khác cho mỗi trang của bạn.

Ngoài ra đôi khi Google bỏ qua mô tả của mọi người và hiển thị trong phần kết quả của văn bản trên trang của bạn. Nếu mọi người nghĩ rằng nó phù hợp hơn cho khách truy cập. Tức là, Google đưa mô tả của mọi người ra như một đề xuất, không phải mặc định nó phải vậy.

4. Tối ưu hình ảnh, video trong bài viết

Có hình ảnh, video nằm trên bài viết giúp người dùng tương tác trên page lâu hơn, giúp tăng time onpage. Ngoài ra video làm tăng nhận thức về nội dung mọi người muốn truyền tải.

Các trang có các yếu tố đa phương tiện (hình ảnh, video, v.v …) giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian ở lại trang, hai chỉ số quan trọng cho việc đánh giá chất lượng page của mọi người.

Theo đánh giá của chúng tôi mỗi bài viết bạn nên có tối thiểu một video liên quan đến bài viết của bạn. Mỗi 300 chữ nên có 1 hình ảnh được đặt tên theo từ khóa trước khi Upload. Sau khi upload ảnh lên website bạn cần tối ưu thẻ Alt tag cho ảnh.

 Tối ưu hình ảnh như sau:

– Tên file ảnh nên để dạng on-page-seo.png : có từ khoá cần seo và mô tả rõ thông tin hình ảnh (tên hình ảnh không để quá dài).

– Có Alt ảnh bao gồm từ khoá mục tiêu cần seo.

– Có chú thích dưới ảnh mô tả rõ ràng nội dung ảnh muốn truyền tải ( ghi nguồn ảnh nếu có )

Dung lượng ảnh cần nhẹ để tăng tốc độ load page ( nếu website thương mại điện từ nên làm server ảnh riêng )
Hình ảnh rõ nét

5. Từ khoá LSI nằm rải rác trong bài

Từ khóa LSI là những từ hoặc cụm từ được liên kết chặt chẽ đến chủ đề của nội dung. Từ khóa LSI giúp cho google xây dựng được bản đồ ngữ nghĩa cho nội dung.

Ngay từ đầu khi nhóm từ khoá, phải lọc những từ khoá phụ để sắp xếp rải rác trong bài viết giúp Google bot học nội dung và nhận diện.

6. Tối ưu liên kết nội bộ ( Internal Link ) cho Seo

Internal link được biết đến là liên kết nội bộ là một liên kết từ trang này sang trang khác trong cùng website của bạn. Khuyến nghị bạn nên đặt 2 internal link đến các bài viết liên quan trong mỗi bài viết của bạn.

Liên kết nội bộ có vai trò rất quan trọng:

– Điều hướng khách truy cập vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao.

– Chuyển sự uy tín từ trang này sang trang khác.

– Thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động (call-to-action).

7. Tối ưu liên kết ngoài (external Link) cho Seo

Liên kết ngoài (external link) là liên kết từ một website khác đến website của bạn. Chúng rất quan trọng cho lưu lượng truy cập giới thiệu (Referral Traffic) và SEO.

Nếu thông tin của bạn cần trích dẫn data hoặc backup nội dung thì nên có tối thiểu 1 link đến trang chứa thông tin định nghĩa hoặc nội dung chuyên sâu về chủ đề đó.

Lưu ý triển khai external link trong bài viết:

– Link để thuộc tính rel nofollow không truyền PR ra ngoài.

– Liên kết ra ngoài về những nguồn uy tín để kiểm chứng thông tin.

– Nếu mọi người không muốn “mất” khách truy cập , hãy sử dụng thuộc tính target = “_ blank” mở một cửa sổ hoặc tab mới, cho phép khách truy cập ở lại trang của mọi người.

8. Tối ưu Thẻ tag đúng cách

Sử dụng thẻ tag như một danh mục, tuy nhiên chỉ dùng để nhóm các tiện ích, hoặc thương hiệu, tên riêng,…nếu như không thể gom trong danh mục được.

Không dùng thể tag giống từ khoá mục tiêu ( dễ gây nhận nhầm link )

9. Thiết kế giao diện tương thích nhiều thiết bị

Xu hướng dùng di động ngày càng tăng cao, nên có giao diện tương thích để hữu ích cho người dùng, làm tăng tỉ lệ ở lại trên trang.

Nên có thiết kế riêng cho từng nền tảng tích hợp cho nhiều thiết bị.

10. Tối ưu khả năng đọc của bài viết (Readability)

Nếu bạn đang sử dụng website trên nền tảng wordpress thì chắc hẳn không còn lạ với 2 tính năng hỗ trợ bài viết chuẩn Seo. Yếu tố Readability là yếu tố cần tối ưu khi soạn thảo nội dung trên website của bạn.

Khi triển khai bài viết bạn nên chú ý: Số lượng câu chứa 20 từ không nên vượt quá 25% số câu trong bài viết. Dưới mỗi tiêu đề không chứa quá 300 chữ và mỗi đoạn không chứa quá 150 chữ. Đây là những yếu tố chính để tối ưu phần Readability này.

11. Kiểm tra tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO của bạn. Bạn khó có thể đạt được mục tiêu từ khóa nếu như tốc độ load trang quá chậm, mất nhiều thời gian của người dùng.

Ngày 1/7/2018 google chính thức cập nhật ưu tiên tốc độ tải trang. Các trang tin tức, thông tin, blogsport cần cài AMP. Theo ghi nhận của chúng tôi một trang web với tốc độ load trang dưới 3s là ổn.

Sự kiên nhẫn của người dùng ngày càng ngắn hơn và họ có xu hướng tránh các trang tải chậm, chỉ tải được một phần hoặc gây ra sự cố. Nếu trang web của mọi người tải chậm tỉ lệ thoát sẽ cao và tất nhiên nó sẽ là một thành phần để Google đánh giá trang page của bạn là một page chất lượng thấp.

12. Sử dụng Rich Snippets đánh giá từng trang.

  • Đánh giá giúp bài hiển thị đánh giá hình sao trên google.
  • Tăng tỉ lệ click khi hiển thị hình sao trên google
  • Với wordpress, mọi người cài plugin kk Star Ratings.

13. Sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL

Bạn có thể dễ dàng phân biệt website có sử dụng bảo mật hay không. Với website đang có giao thức http thì chưa được sử dụng chứng chỉ bảo mật. Ngược lại website đang có giao thức https thì đã được tích hợp chứng chỉ bảo mật.

Tại sao nên sử dụng SSL

– Bạn đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ website, email v.v… -> luôn có những lỗ hổng bảo mật -> hacker tấn công -> SSL bảo vệ website và khách hàng của bạn.

– Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.

– Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.

– Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.

Và một điều quan trọng nữa vào tháng 10/2017 google update về việc ưu tiên xếp hạng cho website có https.

14. Tuổi của trang

  • Trang càng cũ thường có backlink tự nhiên
  • Thay đổi ngày cập nhật cuối cùng trên trang đó
  • Quảng cáo lại nó như thể nó là một trang mới.

15. Hiển thị nút social

  • Hiển thị rõ nút like, các icon twitter, linkedin, pinterest…đặt ở đầu và cuối, vị trí dễ nhìn nhất.
  • Tăng tương tác từ các nút soical hỗ trợ rất tốt cho tính hữu ích của bài viết.
  • Với wordpress chỉ cần cài plugin có các nút như ” Tweet, Like, and Share ”

16. Tăng lượt bình luận trên bài viết

– Lượt bình luận giúp hệ thống máy học của google nhận diện được nội dung hữu ích với người dùng.

– Tối thiểu 1 bài nên có 40 bình luận

– Trong vòng 24h đầu tiên sau khi xuất bản bài viết, số lượng bình luận phải lớn hơn đối thủ.

17. Thẻ Bôi Đậm Hoặc In nghiêng

– Giúp nhấn mạnh những điều người dùng quan tâm.

– Nhấn mạnh những từ khoá cần SEO

– Dùng <Strong> </Strong> để bôi đâm thay vì dùng thẻ <b> </b>

18. Time on page 

  • Hình ảnh cần chất lượng tốt
  • Tốc độ load site tốt
  • Truy cập analytic để xem time on page của từng page.

19. Tuỳ chỉnh ảnh đại diện

  • Ảnh đại diện của bài viết nếu đẹp và thu hút, tăng tỉ lệ click vào bài viết
  • Tránh ảnh đại diện 1 đằng nội dung 1 nẻo.

20. Độ dài của bài viết

Theo nguyên tắc, mọi người nên đảm bảo rằng tất cả các bài của mọi người đều có hơn 1000 từ về nội dung hữu ích.

Nội dung chính cần SEO nên lớn hơn 2000 từ, nó giúp xếp hạng từ khoá mục tiêu và giúp có nhiều truy cập hơn từ những từ khoá dài tồn tại trong bài viết.

Nội dung dài nhưng nó phải là duy nhất. Vì chẳng ai muốn đọc một nội dung mà được xào đi xào lại trên nhiều trang web, cũng chẳng ai thích nội dung vô nghĩ chỉ để cho dài. Hãy nghĩ về một nội dung chất lượng dành cho người dùng, giúp họ thể hiện cảm xúc ngay tại thời điểm đọc.

21. Mật độ từ khoá

Nếu bạn nghĩ rằng ” Nếu chúng ta sử dụng lặp lại từ khoá nhiều lần, chúng ta sẽ được xếp hạng cao hơn trong SERPs” thì đây là một suy nghĩ sai lầm. Việc lặp lại từ khoá nhiều lần không giúp nội dung của bạn được đánh giá tốt. Đối với Google đây là một hành vi Spam từ khoá và chắc chắn bạn sẽ nhận được một hình phạt về tối ưu.

Theo tuyên bố của Google không có tỷ lệ phần trăm về mật độ từ khoá lý tưởng hoặc chính xác để xếp hạng tốt hơn. Tuy nhiên theo kinh nghệm của cá nhân tôi, mật độ từ khóa từ 1-3% tuỳ theo độ dài của bài viết có sự kết hợp giữa “từ khoá mục tiêu” và các từ khóa LSI là một tỷ lệ tốt nhất mà Seo Ngọc Thắng thường sử dụng.

Cũng theo Google gợi ý viết các bài báo tự nhiên. Một lần nữa, không có tỷ lệ phần trăm lý tưởng. Nhưng đặt từ khoá của bạn ở những nơi tự nhiên sẽ làm việc tốt nhất.

22. Canonical 

  • Thêm canonical cho chính bài viết của bạn.
  • Hoặc sử dụng canonical để tối ưu giữa trang mobile và trang bình thường trên desktop.
  • Nên dùng canonical khi chuyển sang HTTPS

Phần canonical này rất quan trọng , phần này nhiều trang thương mại điện tử hay quên dễ bị trùng lặp nội dung vì cùng một sản phẩm có tuỳ chỉnh khác.

23. Meta robots 

  • Sử dụng meta robot của từng page ( vào yoast SEO chỉnh )
  • Không index những nội dung mỏng hoặc ko chất lượng

Trên đây là dạnh sách các tiêu chí đánh giá Onpaga cho website, nếu bạn đang có câu hỏi nào về các đầu mục đánh giá. Đừng ngần ngại hãy comment dưới bài viết để được các chuyên gia hỗ trợ Seo của Ngọc Thắng giải đáp. Mong rằng với các chia sẻ hữu ích mà chúng tôi tổng hợp được trong quá trình làm việc với các dự án Seo sẽ giúp ích được cho các bạn. Seo Ngọc Thắng cảm ơn quý bạn đọc luôn đồng hành và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Tổng hợp các tiêu chí đánh giá Onpage Website chuẩn Seo 2019
5 (100%) 5 votes